Tuy khái niệm 4K đang trở nên khá thông dụng với TV nhưng với máy chiếu thì không. Nếu có thì giá của chúng rất đắt và không hỗ trợ các công nghệ nâng cao chất lượng hình ảnh kiểu như High Dynamic Range (HDR).
Hãng Epson vừa công bố 4 mẫu máy chiếu mới, không chỉ hỗ trợ 4K mà còn được tích hợp nhiều công nghệ cao cấp như 3LCD, 3-chip và HDR. Giá bán của mẫu máy chiếu 5040UB thuộc dòng Home Cinema là 3.000USD; trong khi mẫu 5040UBevà phiên bản cao cấp hơnPro Cinema 6040UB và 4040 có giá từ 2.700USD tới 4.000USD.
Ngoài công nghệ 4K và HDR, hai mẫu máy chiếu 5040UB và 5040Ube còn có độ sáng 2.500 lumen và tỉ lệ tương phản cực cao 1.000.000:1, cho độ sâu đen và màu sắc sáng đẹp. Máy chiếu có khả năng hiển thị tốt toàn bộ không gian màu sRGB và DCI.
Với công nghệ 4K, máy chiếu mới của Epson có thể tăng gấp đôi độ phân giải của nội dung HD. Máy cũng hỗ trợ ngõ hình ảnh HDMI 2.0a và HDCP 2.2 nên tương thích hoàn toàn với các thiết bị A/V mới nhất.
Riêng mẫu máy chiếu 5040UBe còn được bổ sung kết nối không dây, giúp truyền tín hiệu dễ dàng tới 4 thiết bị HDMI không dây và hỗ trợ ngõ xuất âm thanh chất lượng cao. Giá của5040UB là 3.000USD, còn 5040UBe là 3.300USD.
Trong khi đó, Pro Cinema là dòng cao cấp hơn, tuy vẫn sở hữu các đặc điểm kỹ thuật như Home Cinema nhưng được bổ sung thêm khả năng cân chỉnh cho các thiết lập cài đặt riêng. Cả mẫu 6040UB và 4040 đều hỗ trợ khả năng ghi nhớ vị trí ống kính, giúp người dùng và kỹ thuật viên có thể thiết lập 10 sẵn vị trí tối ưu. Riêng mẫu 6040UB có thêm chế độ khóa bộ nhớ, giúp ngăn việc điều chỉnh sai ống kính sau khi cài đặt.
Mẫu 6040UB có giá 4.000USD, trong khi 4040 được bán với giá mềm hơn – 2.700USD. Tất cả sản phẩm máy chiếu 4K này sẽ có mặt trên thị trường trong tháng 8 tới đây.
Nguyễn Minh(theo DigitalTrends)
" alt=""/>Máy chiếu 4K 'giá rẻ' đầu tiên thế giớiỦy ban Quốc gia về ứng dụng CNTTđược thành lập theo Quyết định 109/QĐ-TTg ngày 15/1/2014 của Thủ tướng Chính phủ. Ủy ban có nhiệm vụ tham mưu giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về chủ trương, chiến lược, cơ chế chính sách để thúc đẩy phát triển và ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước, các ngành, lĩnh vực trọng điểm và trong toàn xã hội; chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương trong việc phát triển và ứng dụng CNTT nhằm đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, phát triển kinh tế xã hội; cho ý kiến về các cơ chế, chính sách, các chương trình, dự án lớn về phát triển và ứng dụng CNTT.
Bên cạnh đó, Ủy ban Quốc gia về ứng dụng CNTT còn có nhiệm vụ giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ điều phối, đôn đốc việc thực hiện các chiến lược, chương trình, dự án quan trọng có tính chất liên ngành về phát triển và ứng dụng CNTT; đồng thời thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ và cấp có thẩm quyền.
Cũng theo Quyết định 109, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về ứng dụng CNTT là Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam là Phó Chủ tịch Ủy ban. Bên cạnh 4 Ủy viên thường trực là Bộ trưởng các Bộ TT&TT, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban Quốc gia về ứng dụng CNTT còn có 18 Ủy viên là đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành.
Thông tin từ Cổng thông tin điện tử Chính phủ cho hay, Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều tại Quyết định 109 ngày 15/1/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ủy ban Quốc gia về ứng dụng CNTT.
" alt=""/>Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam làm Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về ứng dụng CNTT